09/12/2018

Thực hiện Quyết định số 1883/QĐ-CHHVN ngày 14/11/2018 của Cục trưởng Nguyễn Xuân Sang về cử cán bộ tham dự “Hội thảo khu vực về việc Phê chuẩn và Thực thi Công ước Hồng Kông 2009” tại Manila, Philippines từ ngày 03-05/12/2018. Tham dự có đại diện hoạt động trong lĩnh vực hàng hải đến từ các nước Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Bangladesh, Philippines và Việt Nam. Đồng chủ trì Hội thảo là 02 chuyên gia đến từ Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO), Ông Tom Peter Blankestijin và Ông Takeshi Naruse.Công ước Hồng Kông 2009, được phê chuẩn vào ngày 15/5/2009. Công ước có hiệu lực thi hành sau 24 tháng khi đáp ứng các điều kiện như được 15 nước ký kết phê chuẩn; chiếm 40% tổng dung tích đăng ký của đội tàu thương mại thế giới và đồng thời các nước này phải có ít nhất 3% dung tích tàu tái chế tàu trong tổng dung tích đội tàu thương mại. Hiện tại có 06 nước đã ký tham gia Công ước Hồng Kông 2009, bao gồm: Pháp, Bỉ, Na Uy, Đan Mạch, Congo và Panama. Các học viên được đi thăm quan thực tế một số cơ sở tái chế tàu tiêu biểu tại Manila, thủ đô của Philippine. Ngoài ra, chuyên gia IMO cũng giới thiệu khái quát nội dung và cập nhật những hưỡng dẫn mới nhất về tổ chức thực hiện đối với Công ước Hồng Kông 2009. Đồng thời, được cập nhật thông tin mới nhất về tổ chức thực hiện Công ước Basel về kiểm soát và vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm, và việc tiêu hủy chúng tại Châu Âu. Thảo luận tại Hội thảo, có các Báo cáo từ đại diện Quốc gia tham dự, đánh giá và phân tích thực trạng và giải pháp để công tác tái chế tàu an toàn và thân thiện với môi trường. Cụ thể có thể khái quát dưới đây:- Trùng lặp chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan liên quan.- Phương án Tái chế tàu an toàn và thân thiện với môi trường- Giấy phép tái chế tàu an toàn và thân thiện với môi trường- Các điều kiện đảm bảo an toàn trong quá trình tái chế tàu an toàn- Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật khi tái chế tàu an toàn- Điều kiện về sức khỏe của công nhân tham gia tái chế tàu an toàn- Điều kiện vệ sinh, môi trường trong quá trình tái chế tàu an toàn- Thẩm quyền phê duyệt quy định liên quan đến các vật liệu gây nguy hiểm đến sức khỏe con người xảy ra khi tái chế tàu an toàn- Giám sát của cơ quan chức năng trong quá trình tái chế tàu an toàn, kiểm tra nhà nước cảng biển trong công tác này- Chế tài xử lý trong trường hợp không tuân thủ các điều kiện về an toàn, về môi trường cũng như điều kiện sức khỏe trong quá trình tái chế tàu- Thời gian và thời hạn đánh giá kiểm định cơ sở tái chế tàu an toàn và thân thiện với môi trường- Vai trò của Chính quyền địa phương, Quốc gia có tàu treo cờ; chủ cơ sở phá dỡ tàu, chủ tàu, người khai thác tàu, người quản lý, người bảo hiểm hoặc Ngân hàng hoặc của Tòa án. Khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện đã đặt ra cho các nước thành việc tham gia hội thảo cần thiết phải xem xét nghiêm túc khả năng tham gia Công ước Hồng Kông 2009 trong thời gian sắp tới. Kết thúc Hội thảo, các thành viên tham gia đã thống nhất nội dung dự thảo nghị quyết gửi lên Ủy ban bảo vệ môi trường hàng hải (MEPC) trong các kỳ họp sắp tới xem xét. Nguồn: Văn phòng IMOVN

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

Điện thoại:  +84-(0)24.37683191
+84-(0)914689576
Thời gian tiếp công dân:  Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần
- Sáng từ: 8 giờ 00 phút đến 11 giờ 30 phút
- Chiều từ: 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 00 phút.
Lịch tiếp công dân:  - Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam tiếp công dân định kỳ một ngày trong một tháng vào ngày thứ Hai của tuần cuối tháng
- Cán bộ được giao nhiệm vụ tiếp công dân thực hiện tiếp công dân từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

HÌNH ẢNH & VIDEO

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

    • Tổng số :21221607
    • Online: 176